Vincom center Hà Nội - Cụm công trình tạo nên diện mạo mới cho tuyến phố Bà Triệu sau khi chuyển đổi chức năng từ khu đất nhà máy công nghiệp cũ.
Cải tạo đô thị trên thế giới
Tại các nước phát triển trên thế giới, người ta thường sử dụng khái niệm chỉnh trang và tái sử dụng đô thị (gentrification and urban recycling) để chỉ việc tân trang hay thay thế những tòa nhà cũ và mới dùng cho việc phát triển đất đai trước đó. Quá trình này đang trở nên phổ biến tại các đô thị lớn ở Anh, Mỹ và nhiều quốc gia phát triển khác và dường như sẽ còn tiếp diễn trong nhiều năm tới.
Việc này sẽ được tiện thể thực hiện như một phần của chương trình quy hoạch, nhưng thông thường đó là kết quả của chương trình chỉnh trang đô thị - làm mới những tòa nhà trong những khu dân cư đã bị phá hủy nhằm cung cấp cho những nhóm có thu nhập cao hơn, cung cấp các tiện nghi như các cửa hiệu và nhà hàng để phục vụ họ.
Hoa Kỳ cũng đã trải qua các giai đoạn cải tạo đô thị mang lại bộ mặt mới, tốt đẹp hơn cho đô thị. Tuy nhiên, nhiều dự án tái thiết đô thị tại đây cũng để lại những hệ quả không mong đợi. Ðiển hình như dự án tái thiết khu dân cư ở phía bắc Philadelphia (bang Pennsylvania). Còn Singapore trở thành đô thị xanh, sạch, đẹp và phồn vinh nổi tiếng lại nhờ chính sách cải tạo đô thị thành công, điển hình là việc tái thiết khu One Shenton Way trong trung tâm, từ chỗ im lìm bất động về đêm thành khu nhộn nhịp tấp nập suốt ngày đêm.
Tại Hoa Kỳ, cải tạo đô thị sau Thế chiến II trải qua 5 giai đoạn: 1) 1945-1954: xóa khu ổ chuột; 2) 1955-1963: kết hợp cải tạo đô thị với chính sách nhà ở xã hội; 3) 1964-1974: coi trọng dân quyền và phát triển cộng đồng, xem xét toàn diện các yếu tố kinh tế, xã hội và chính trị; 4) 1975-1985: tái phát triển các khu trung tâm thương mại; 5) 1986 đến nay: triển khai quan hệ đối tác công - tư trong tái phát triển các khu nhà ở theo dạng phát triển cộng đồng. Các giai đoạn cải tạo đô thị này đã mang lại bộ mặt mới, tốt đẹp hơn cho đô thị Hoa Kỳ.